Chầu Chín Cửu Tỉnh

Tương truyền Chầu Bà vốn là vị tiên nữ ngự ở Thiên Giới được các vì Vua Cha cho chuyển sinh hạ phàm ban phúc giáng lộc cho muôn dân trăm họ. Chầu giáng thế tại đất Thanh Hóa, do cai quản mạch nước thiêng chia đều ra chín miệng giếng, nguồn tịnh thủy chữa khỏi dịch bệnh lại trấn mạch âm dương đem đến sự an lành đại cát cho chúng dân nên Bà còn được gọi là Chầu Chín Cửu Tỉnh.

Chầu Chín chính là Quỳnh Hoa Công chúa, chầu cùng với Chầu Nhất (Quế Hoa Công chúa) giáng sinh đất Bỉm Sơn Thanh Hóa cứu dân độ thế.

Chầu Chín Cửu Tỉnh. Chầu bà vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, sinh giáng ở đất Bỉm Sơn, Thanh Hóa, làm phúc giúp dân.

Sau này khi thác hóa bà trờ thành vị Chầu Bà kề cận, biên chép sổ sách bên Cửu Trùng Thiên Cung Vạn Hoa Vương Mẫu. Khi thanh nhàn chầu thường cùng bạn cát dạo chơi khắp nơi, giáng hiện tại đất Thanh Hóa (có tài liệu cho rằng bà cũng là người cai quản chín mạch nước giếng âm dương trên đất Thanh. Theo âm Hán: Cửu là chín, Tỉnh là giếng nên Cửu Tỉnh cũng có nghĩa là chín giếng), có khi chầu cũng giá ngự trong Đền Sòng (vì vậy đôi khi người ta cũng gọi là Chầu Cửu Đền Sòng). Cũng có quan niệm cho rằng bà là Thụy Hoa Công Chúa (hay có một số sách nói là Chầu Quỳnh) trên Thiên Cung, xuống Đồi Ngang, Phố Cát, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh.

Chầu Cửu thường hay ngự đồng khi về các ngôi đền ở Phủ Dày, Nam Định hoặc Đền Sòng, Thanh Hóa. Khi ngự đồng chầu mặc áo màu đỏ (có một số nơi dâng chầu áo màu hồng), khai quang rồi múa mồi.

Vì coi là kề cận bên Mẫu nên Chầu Cửu thường được thờ chính ở những ngôi đền chính của Mẫu như Đền Rồng, Thanh Hóa và Phủ Bóng, Nam Định ngoài ra ở một số đền còn thờ chầu làm Chầu Thủ Đền coi giữ trong bản đền. Nhưng ngôi đền được coi là đền chính của chầu là Đền Sòng Sơn ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Khi chầu ngự đồng văn thường hát:

"Chín mươi chín suối bao xa

Thỉnh mời Chầu Cửu bước ra ngự đồng

[...] Đất Sòng Sơn giáng sinh Chầu Cửu

Núi Bách Thần đặt hiệu thần tiên

Cửu Tỉnh, Mẫu đã ban truyền

Quyền chầu cai quản khắp miền xứ Thanh...”

Comments